Người dùng 2025 ưu tiên tìm kiếm thông qua TikTok

Người dùng 2025 ưu tiên tìm kiếm thông qua TikTok

Từ một nền tảng giải trí đơn thuần, TikTok đã từng bước trở thành nơi người tiêu dùng chủ động tìm kiếm thông tin – điều mà trước đây vốn là “độc quyền” của Google. Đặc biệt, với sự gia tăng nhanh chóng của thế hệ Gen Z, hành vi tìm kiếm đang dịch chuyển mạnh mẽ sang nền tảng video ngắn.

Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho các thương hiệu và marketer: Liệu các chiến lược SEO truyền thống trên Google có còn phù hợp? Và làm thế nào để tối ưu hiệu quả tìm kiếm trên TikTok – một nền tảng vừa mang tính giải trí, vừa là công cụ tra cứu?

Hành vi tìm kiếm trên TikTok đang dần thay đổi

Người dùng không chỉ lên TikTok để giải trí mà còn chủ động tìm kiếm thông tin – từ mẹo làm đẹp, món ăn ngon, cho đến các đánh giá sản phẩm. Không ít người dùng lựa chọn gõ vào thanh tìm kiếm trên TikTok thay vì là Google để tìm kiếm video đánh giá trực quan, nhanh gọn và dễ hiểu.

Theo thống kê từ Emarketer, có đến 46% Gen Z ưu tiên tìm kiếm trên mạng xã hội. Trong đó TikTok là nền tảng nổi bật nhất. Điều này khiến các chỉ số đo lường hiệu quả marketing cũng cần được thay đổi. Thay vì chú trọng lượt nhấp (CTR), thương hiệu nên quan tâm đến:

  • Tỷ lệ xem video (View-through rate)
  • Thời gian xem trung bình
  • Mức độ tương tác ngay trong nền tảng (bình luận, chia sẻ, lưu video)
  • Nhận thức thương hiệu (Brand lift)

Người dùng 2025 tìm kiếm thông qua TikTok thay Google

Chiến lược triển khai từ khoá khi triển khai nội dung trên TikTok

Ngày nay, hành vi tìm kiếm không còn gói gọn trong một nền tảng duy nhất. Nếu trước đây Google là nơi “gõ gì cũng ra”, thì giờ đây TikTok đang trở thành công cụ tìm kiếm mới, nhất là với giới trẻ, khi người dùng muốn cảm nhận, khám phá, và xem trải nghiệm thực tế từ cộng đồng. Với đặc trưng tìm kiếm dựa trên trải nghiệm và giải trí, thương hiệu cần thay đổi cách tiếp cận từ khóa trên TikTok bằng cách những phương pháp sau:

1. Nghiên cứu từ khóa ngay trên TikTok

Tìm kiếm hashtag, cụm từ phổ biến và xem cách người dùng nói về sản phẩm hoặc vấn đề. Đừng ép ngôn ngữ thương hiệu vào – hãy nói như người dùng nói.

2. Dùng từ khóa mang tính cảm xúc và hành động

Thay vì chỉ là “tên sản phẩm”, hãy thử các cụm như:

  • “test thật không quảng cáo”

  • “so sánh sương sương”

  • “mẹo xài sao cho đáng tiền”

  • “hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu”

3. Tích hợp từ khóa tự nhiên vào nội dung

Không cần tối ưu quá đà. Chỉ cần bạn nhắc đến từ khóa bằng giọng thật, hoặc chèn text đơn giản vào video – TikTok đã hiểu nội dung bạn đang chia sẻ và phân phối đúng đối tượng tìm kiếm.

Nội dung tìm kiếm TikTok ưu tiên tính chân thực và giải quyết đúng vấn đề

Đây là điểm khác biệt lớn nhất và cũng là nơi nhiều thương hiệu mắc sai lầm. Với các chiến dịch tìm kiếm, chi phí thường cao hơn quảng cáo trong luồng (in-feed) thông thường, nhưng đổi lại, bạn tiếp cận được những người dùng có mục đích rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, “mục đích rõ ràng” không có nghĩa là họ luôn muốn xem một quảng cáo bán hàng ngay lập tức. Người dùng tìm đến TikTok để nhận được câu trả lời thực tế, gần gũi và đáng tin cậy, thường là qua các video do người dùng khác (UGC) hoặc các nhà sáng tạo (creator) tạo ra. Do đó, nội dung đi thẳng vào vấn đề, cung cấp giá trị thực tế sẽ giữ chân người xem và xây dựng lòng tin, điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng bán hàng một cách vồ vập.

Cần đo lường hiệu quả, không thể chỉ dựa vào lượt nhấp

TikTok không còn là một kênh “phụ” trong hành trình mua hàng. Tìm kiếm trên TikTok có thể xảy ra ở mọi giai đoạn: từ khám phá, cân nhắc đến quyết định. Vì vậy, việc chỉ dùng mô hình “chuyển đổi cuối cùng” (last-click) để đánh giá hiệu quả là không chính xác.

Các thương hiệu hiện nay đang áp dụng nhiều phương pháp đo lường mới như:
– Brand Lift Study: Đo mức độ ghi nhớ thương hiệu sau khi xem nội dung.
– Media Mix Modeling (MMM): Phân tích tổng thể các kênh marketing để hiểu đúng vai trò của TikTok.
– Probabilistic Attribution Models: Mô hình dựa trên học máy giúp xác định chính xác ảnh hưởng gián tiếp của các kênh.

Dữ liệu từ các agency lớn như Nielsen, Goodday Digital, Sum Digital, Viral Agency cho thấy TikTok có thể mang lại ROAS cao hơn YouTube hoặc thậm chí là Google Ads nếu biết cách phân tích đúng hành vi và xác định mục tiêu phù hợp.

Kết luận

Hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng đã phân hóa rõ rệt: Google giữ vững vị thế là công cụ tối ưu cho các truy vấn có chủ đích cao (high-intent queries) và yêu cầu dữ liệu chính xác. Trong khi đó, TikTok nổi lên như một nền tảng khám phá xã hội (social discovery), nơi quyết định được định hình bởi tính chân thực của nội dung và sức mạnh của cộng đồng. Vì vậy, một chiến lược marketing hiệu quả không còn là sự lựa chọn độc tôn, mà là việc tích hợp thông minh cả hai kênh để tối ưu hóa mọi điểm chạm trên hành trình khách hàng.

Đọc thêm: TikTok Market Scope: Công cụ dữ liệu mới sắp ra mắt

Doanh nghiệp Liên hệ CleverGroup HCM để được hỗ trợ giải pháp quảng cáo TikTok sớm nhất.